07/12/2012 | 09:54:00

Tục lệ làng Yên Lãng ở Láng

1 Điều thứ nhất: Làng Yên Lãng có 1 con đường cái quan từ Cầu Giấy chạy qua xuống Ngã Tư Sở. Bên đông giáp làng Thịnh Hào ấp Thái Hà. Bên tây giáp làng Yên Quyết Thượng. Bên nam giáp làng Thịnh Quang, ấp làng Giáp Nhất. Bên bắc giáp làng Giảng Võ. Làng Yên Lãng có độ dài từ Cầu Giấy xuống Ngã Tư Sở, bề dài 3km, bề ngang 1km.
 
 2. Điều thứ 2: Phong tục làng Yên Lãng ăn mặc cũng giản dị, không xa hoa. Buôn bán ở các cửa hàng to trong thành phố thời không có, chỉ buôn bán các thứ hàng rau thôi. Trong làng không có chợ, phải đi các chợ (khác) buôn bán.
 
 3. Điều thứ 3: (Thổ sản làng Yên Lãng). Thổ sản chỉ trồng các thứ rau. Thứ nhất là rau húng nhiều nhất, bán buôn đi các tỉnh như Nam Định, Sơn Tây, Phúc Yên, Hải Phòng, thời nhiều người buôn đi lắm. Còn Thái Nguyên, Hòa Bình cũng có nhưng ít thôi. Lợn nhà nào cũng có nuôi, còn như trâu, bò, gà, vịt thời ít người nuôi.
 
 4. Điều thứ 4: Nhân vật làng Yên Lãng ít người học, chỉ làm việc thổ mộc, ở nhà và đi lính tập cũng có. Còn như làm quan An Nam thời nhiều, làm việc Tây có ít thôi. Làm quan to Nguyễn Triều thời Đức Minh Mệnh Tri phú Phạm Tố Lọng làm đến Sơn Nam Tổng trấn Hiệp trấn, thời Đức Duy Tân có ông làm đến Thái tử thiếu bảo. Họ Nguyễn thời Đức Thành Thái có ông làm Tri phủ, sau này làm Tri huyện. Đỗ đại khoa thì không có. Họ Nguyễn có người đỗ Hương cống, Giám sinh. Họ Phạm có người đỗ tú tài. Các họ khong co ai đỗ quan võ. Có ông làm đến Lãnh binh Chánh phó quản, Nha lại cũng nhiều người làm.
 
 5. Điều thứ 5: Nói về các tục lệ dưới đây:
 
 1. Tháng 3 hàng năm, lấy 2 mẫu ruộng giao cho 12 người. Các quan viên làm chủ chiếu, sắm sửa oản quả tiền vàng, trầu cau. Ngày mồng 5, chuẩn bị 1 lễ gồm oản 180 phẩm, chuối xanh 180 quả cùng tiền vàng, trầu cau dân tế tại chùa Nền, sau đó ca hát. Ngày mông 6, sắm sửa 60 phẩm oản, 60 quả chuối xanh, tiền vàng, trầu cau mang dân tại lăng Thánh Phụ xã Nhân Mục để cùng tế lễ. Ngày mùng 7, cũng sắm lễ vật như thể dâng lên lăng Thánh Mẫu tại xã Yên Quyết Thượng. Ngày mồng 8, Hội Tư văn sắm sửa lễ tam sinh (bò, dê, lợn) dâng lên chùa Cả tế lễ, sau đó bày trò ca xướng.
 
 Mỗi năm Hội Tư văn lấy 2 mẫu ruộng, chia làm 2 kỳ, mỗi kỳ 1 mẫu, luân phiên nhau canh tác. Ngày mồng 9, 4 xóm thôn Thượng cùng các nơi trên, dưới sắm sửa lễ Tam sinh (bò, dê, lợn) oản quả, tiền vàng, trầu cau tế lễ tại chùa Cả, sau đó nhập chiếu ca xướng. Ngày mùng 10, 4 xóm Thôn Trung cùng các nơi trên, dưới, sắm lễ vật như trên dâng chùa Cả tế lễ, sau đó cùng bày trò ca xướng. Ngày 11, 3 xóm thôn Hạ cùng các nơi trên dưới làm lễ như vậy. Ngày 12 cả 3 thôn cùng chuẩn bị oản quả, trầu cau, tiền vàng, dân tại chùa Ứng Thiên, sau nhập chiếu hát ca.
 
 Ngày 13 các giáp sắm sửa lễ vật lễ ở các miếu.
 
 Ngày 14, tất cả sắm sưaar oản quả lễ tạ.
 
 2. Ngày 10 tháng Giêng, tất thảy đề chuẩn bị 180 oản quả, 180 chuối xanh, tiền vàng, trầu cau dâng lên chùa Nền tế lễ, (ngày giỗ Thánh Phụ).
 
 3. Ngày 1 tháng 2 là lễ tế Xuân.
 
 4. Ngày 10 tháng 4 tất thảy chuẩn bị 180 phẩm oản, 180 quả chuối xanh, dâng lễ tại chùa Nền (giỗ Thánh Mẫu).
 
 5. Ngày 1 tháng 8 là lễ tế Thu.
 
 6. Ngày 26 tháng 9 các xóm sắm sửa lễ tam sinh dâng lễ ở chùa Cả.
 
 7. Ngày 25 mọi người cùng các bậc chức sắc, kỳ dịch tế tam sinh ở chùa Cả.
 
 8. Hàng năm lấy hoa bên đám ruộng 1 mẫu 2 sào để lo cúng ngày sóc, vọng. Đến ngày đó chuẩn bị 30 phẩm oản cùng chuối xanh, tiền vàng trầu cau, dâng lễ tại chùa Cả.
 
 9. Người nào được ban phẩm trật, bản thôn sẽ thu 60 đồng làm lễ khao vọng.
 
 10. Người nào muốn mua thứ vị, bản thôn đều thu 12 đồng làm lễ khao vọng.
 
 11. Cứ 3 năm bầy 2 người giữ chức Thủ lệnh (tức giữ đền), thu tiền khao vọng 60 đồng và cùng các bậc chức sắc kỳ dịch ăn uống 1 bữa. (Chỉ những người tuổi từ 60 trở lên, có vị trí, phu phụ đều song toàn mới được phép bầu).
 
 13. Người nào nhập Hội Tư văn phải nộp 2 đồng, người nào có con gái lấy chồng, nộp tiền cheo 2 đồng.
 
 14. Người nào quá cố, mời hội Tư văn tế 1 tuần, lễ vật phải biện gồm 1 thủ lợn, 1 mâm cỗ, cơm rượu đủ dùng và nộp 2 đồng.
 
 15. Khi đình chùa hỏng nát, 3 thôn cùng nhau tu bổ.
 
 16. Đình điền (ruộng đình) chia làm 2: đình điền thôn Thượng nhận 1 nửa, còn 1 nửa, thôn Trung 7 phần, thôn Hạ 3 phần.

(Cẩm nang tri thức Thăng Long/Vietnam+)

Bản để in Lưu vào bookmark