16/12/2014 | 08:50:20

Làng đá Nhân Hiền

Không biết tự bao giờ, thôn Nhân Hiền (xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, Hà Nội) vốn kế thừa tinh hoa nghề điêu khắc truyền thống của cha ông lại trở thành làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ nổi tiếng phía bắc.

Theo các cao nhân ở Nhân Hiền thì xưa mảnh đất này có nhiều thợ mộc tài hoa trong việc dựng nhà, dựng cung điện, đình chùa và từng được triều Lý (1010 - 1225) mời về kinh đô tham gia xây dựng kinh thành Thăng Long. Nối tiếp ông cha, ngày nay những sản phẩm điêu khắc của làng nghề Nhân Hiền không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Đến Nhân Hiền hôm nay, du khách bắt gặp ở các xưởng sản xuất những người thợ cần cù, miệt mài gọt dũa, sáng tạo các sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ đủ hình dáng kích cỡ.


Tượng phật Di Lặc trở nên sống động và có hồn nhờ đôi bàn tay tài hoa của người thợ làng Nhân Hiền.



HTML clipboard Đôi tay khéo léo của người thợ đá làng Nhân Hiền đang tạo nên những sản phẩm điêu khắc đá độc đáo.


HTML clipboard Làng nghề điêu khắc đá Nhân Hiền hiện cũng là nơi tạo nhiều việc làm cho lao động trong và ngoài địa phương.


Tác phẩm tái hiện một hoạt cảnh trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" bằng đá được điêu khắc rất tinh xảo.
HTML clipboard

Khởi đầu sản phẩm làng nghề Nhân Hiền chủ yếu làm điêu khắc gỗ, sau này mở ra nghề điêu khắc đá mỹ nghệ. Từ nguyên liệu đá xanh, đá trắng, người thợ chế tác ra tượng thú đá, đồ thờ đá, tranh đá, phù điêu đá, tượng Phật bằng đá. Ngay giữa thôn Nhân Hiền, những người thợ cơ sở đá Cường Việt xẻ đá, đục, mài làm đôi rồng chầu, bậc tam cấp, tháp đá, phù điêu hoa văn, linh phú cho kiến trúc đình, chùa.

Nghệ nhân Nguyễn Minh Phú (xóm 3 thôn Nhân Hiền) là người đầu tiên trong làng làm nghề điêu khắc đá và sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch, Thụy Điển, Mỹ... Tác phẩm điêu khắc đá mỹ nghệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ nghệ điêu khắc Minh Phú đa dạng phong phú cả trăm mẫu mã từ cỡ nhỏ đến lớn gồm tượng linh phú, tượng người, tượng Phật, bình, đèn, hộp trang sức...

Ngay trong sân xưởng, tượng Quan Thế Âm đứng cao 5m nặng 18 tấn chế tác từ chất liệu đá trắng nguyên khối. Những tà áo mềm mại của đức Phật Bà qua bàn tay đục đẽo của nghệ nhân Nguyễn Minh Phú thật sống động bay bổng. Nằm gần đó có tượng đá trắng Quan Âm Thủ Thiên Nhẫn. Đàn rộng đỡ đài sen, hoa văn trên quy biển và khuôn mặt Quân Âm thật tinh xảo. Tại Yên Tử, Nghệ nhân Nguyễn Minh Phú đã tạc thành công tượng đá Điếu ngự giác hoàng Trần Nhân Tông (1279 - 1293) dài 1,8m; cao 0,6m; nặng 3,5 tấn trong thế nhập niết bàn.


HTML clipboard Bức tranh đá “Phố cổ” được khắc họa sống động qua từ đôi tay tài hoa của nghệ nhân làng Nhân Hiền.


HTML clipboard Một chi tiết điêu khắc đá hình hoa hồng của nghệ nhân làng Nhân Hiền.


Một chiếc bình chế tác từ đá với thiết kế độc đáo và lạ mắt của nghệ nhân làng Nhân Hiền.
HTML clipboard


Chiếc hộp đá với họa tiết hoa văn mài dũa tỉ mỉ.



(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Bản để in Lưu vào bookmark