03/12/2012 | 09:13:00

Giếng ở Hoàng thành Thăng Long

Các nhà khảo cổ học đã tìm được một số giếng nước trong Hoàng Thành Thăng Long cũng như có vết tích của một số hệ thống thoát nước của các thời đại. Điều này cũng cho thấy giá trị của Hoàng Thành không chỉ là nơi hội họp, triều kiến mà còn là nơi sinh hoạt của Vua, quan và một bộ phận trong giới quý tộc. Có thể coi đây là những công trình phụ nhưng mang nhiều ý nghĩa để tìm hiểu cuộc sống trong Hoàng Thành xưa.
 
 Một hệ thống các di tích giếng nước đã tìm thấy 9 chiếc gồm: 1 giếng có niên đại thế kỷ VII – IX thời Bắc Thuộc, 1 giếng thời Lý, 2 giếng thời Trần, 3 giếng thời Lê, 2 giếng được làm vào thời Lên – Nguyễn.
 
 Ví dụ trong một công trình kiến trúc nhiều gian ở khu B3 có một giếng nước thời Đại La được thời Lý dùng lại ở khu vực B16 có một giếng. Kiến trúc Trần ở khu A20 – A5 có một giếng…Căn cứ vào quần thể hiện vật tìm được cũng như vào niên đại của gạch xây giếng, các nhà khảo cổ thấy được rằng ở khu đất thiêng này, trong suốt một chiều dài lịch sử hơn một ngàn năm, không thời nào là không có công trình giếng nước, một loại hình di tích đặc biệt nhằm cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho một bộ phận quý tộc Kinh thành.
 
 Bên cạnh các giếng cổ, các nhà khảo cổ học còn tìm được ở khu vực Hoàng Thành mới khai quật một số hệ thống thoát nước. Ví dụ mặt bằng hoàn chỉnh của công trình kiến trúc nhiều gian tại khu A1 có các đường cống thoát nước “giọt gianh”, kiến trú nho “lục giác”, giếng nước. Điều đó chứng tỏ kiến trúc nhiều gian A1 là loại công trình thuộc loại đặc biệt quan trọng trong Hoàng cung. Giếng nước là loại di tích thường có trong các cung điện nhằm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Điều này có thể thấy qua các di tích giếng nước trong các cung thất Hoàng thành ở Huế. Chắc chắn các cung điện thời Lý – Trần cũng sẽ có các giếng nước tương tự và hẳn cũng như ở Huế. Chắc chắn các cung điện thời Lý – Trần cũng sẽ có các giếng nước tương tự và hẳn cũng như ở Huế, mỗi cung điện có thể có một giếng nước. Tại nhà Ngự đường thời Lý thư tịch cổ, sách Việt Sử lược cũng ghi chép có giếng nước ở đây (Sự kiện tháng 12 năm 1211, Thái hậu dìm chết Nhân Quốc Vương và hai con trai thứ 6, thứ 7 của ông ở giếng nhà Ngự đường rồi vứt ở cung Lâm Quang).

(Cẩm nang tri thức Thăng Long/Vietnam+)

Bản để in Lưu vào bookmark