07/01/2012 | 15:30:00

Thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước tại Hà Nội

Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn Hà Nội

Từ gần hai thập kỷ qua, trên con đường đổi mới, thủ đô Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ trong công cuộc xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng ở mức hàng đầu của nhà nước và tương đối bền vững, bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng, chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt, uy tín quốc tế của thủ đô không ngừng được nâng cao. Năm 2005, vốn đầu tư xã hội của Hà Nội đạt 34,6 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, vốn đầu tư trong nứơc là 30.1 nghìn tỷ đồng, chiếm 87%, vốn đầu tư nước ngoài là 4.540 tỷ đồng, chiếm 13% tổng vốn đầu tư xã hội. Sáu tháng đầu năm 2006, huy động vốn đầu tư xã hội đạt 16.300tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn trong nước tăng 15,1%, vốn ngoài nước tăng 13%. Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội bình quân hàng năm trong giai đoạn 2000 - 2005 đạt 14,43%/năm.

Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP của Hà Nội trong giai đoạn 2001 - 2005 là trên 50%. Như vậy mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP giảm liên tục từ mức 75,3%GDP năm 1996 xuống còn 49,25% năm 2005, song đây vẫn là tỷ lệ huy động vốn đầu tư cao. Nếu so với TP Hồ Chí Minh thì tỷ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP của Hà Nội trong giai đoạn 2001 - 2005 bằng khoảng 1.43 lần, còn nếu so với cả nước thì tỷ lệ này bằng khoảng 1,5 lần.

Cơ cấu vốn đầu tư đã được đa dạng hoá bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn khác ngày càng đóng vai trò tích cực như: vốn tín dụng nhà nước, vốn đầu tư của doanh ng hiệp nhà nước, vốn đầu tư của tư nhân và dân cư, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Cơ cấu vốn đầu tư này đã thể hiện xu thế xoá bỏ bao cấp và sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội.

Năm 2005, vốn đầu tư của nhà nước là 8.000 tỷ đồng. Trong đó 7.100 tỷ đồng (chiếm 88,75%) là vốn ngân sách, vốn tín dụng đầu tư của nhà nước là 900 tỷ đồng (chiếm 11,25%). Dự kiến 6 tháng đầu năm 2006, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách địa phương đạt 3.664 tỷ đồng, bằng 47,6% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách được đầu tư cho lĩnh vực giao thông, cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, giáp dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, cho nông nghiệp và nông thôn cho các chương trình phát triển về văn hoá, xã hội, y tế.

Trong năm 2005 các doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư thêm khoảng 10.000 tỷ đồng tập trung đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài nhà nước là 12.100 tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2004. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước là khu vực đóng góp nhiều thứ 2 vào GDP của thành phố, chiếm 21,9%GDP năm 2005, đóng góp 5,2% thu ngân sách của thành phố, 1.38% kim ngạch xuất khẩu và thu hút khoảng 60% lao động đang làm việc tại Hà Nội (trong đó riêng kinh tế cá thể, hộ gia đình sử dụng tới gần 44% lao động). Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có đặc điểm nổi bật là linh hoạt, nhạy bén, hoạt động đầu tư của khu vực này là chủ yếu tập trung vào những ngành đòi hỏi quy mô vốn thấp, mức sinh lời cao, xuất đầu tư thấp. Sáu tháng đầu năm 2006, Sở kế hoạch đầu tư thành phố đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 5.008 doanh nghiệp, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2005. Trong số 5.008 doanh nghiệp này có 156 là doanh nghiệp tư nhân, (chiếm 3%), 2.670 công ty TNHH hai thành viên trở lên (chiếm 53%), 62 công ty TNHH một thành viên (chiếm 1%) và 2.000công ty cổ phần (chiếm 43%). Ngoài ra còn có khoảng 650 chi nhánh, văn phòng đại diện mới đăng ký hoạt động. Mặc dù loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên chiếm số lượng áp đảo trong các loại hình doanh nghiệp mới đăng ký thành lập, nhưng các doanh nghiệp thành lập dưới hình thức công ty cổ phần lại chiếm tỷ trọng cao nhất về số vốn đăng ký với 8.990 tỷ đồng (chiếm 61%), sau đó lần lượt là công ty TNHH hai thành viên với tổng số vốn là 3.326 tỷ đồng (chiếm 23%), công ty TNHH một thành viên 2.236 tỷ đồng (chiếm 15%) và DNTN 66 tỷ đồng (chiếm 0.45%).

Sau khi Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được ban hành vào tháng 12/1987 cùng với việc áp dụng hàng loạt các chính sách khuyến khích của một nền kinh tế mở, 42 quốc gia lãnh thổ và hàng trăm các tập đoàn, công ty nước ngoài đã vào Hà Nội để tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh. Năm 2005 Hà Nội giữ vị trí là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 33% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới và mở rộng tại nước. Dự kiến 6 tháng đầu năm 2006 có thêm 82 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đựơc cấp giấy phép thành lập và bổ sung vốn đầu tư, đạt 50% kế hoạch năm, với tổng số vốn đầu tư là 675 triệu USD, đạt 75% kế hoạch năm. Riêng cấp mới có 58 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 494.5 triệu USD trong đó có 3 dự án có quy mô vốn đầu tư lớn là dự án khu Đô thị Tây Hồ (314 triệu USD), công ty TNHH Panasonic Communications Việt Nam (76triệu USD) và công ty TNHH Panasonic Electronic Devices (50 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước số dự án tăng 15% (82/71) còn số vốn đầu tư bằng 66% (675/1102,9triệu USD) do năm 2005 có dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh mạng ĐTDĐ COMA 656 triệu USD được cấp phép tháng 2/2005. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà nội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh chóng hình thành cơ cấu kinh tế: thương mại - công nghiệp - nông nghiệp. Nếu năm 1986 chưa có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào hoạt động kinh doanh ở Hà Nội thì năm 1993, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3.23%GDP của Hà Nội, đến năm 2005, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm 15.5%GDP. Năm 2005 thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 10.8% tổng thu ngân sách, 32% kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm trên 2% lao động. Mặc dù không có nhiều đóng góp trong việc giải quyết việc làm cho lao động của thành phố, các dự án đầu tư nước ngoài vào Hà Nội đã tạo nên bộ mặt công nghiệp hiện đại cho thủ đô với các doanh nghiệp tập chung quan trọng, những ngành công nghiệp chế tác, những khách sạn hiện đại chuyển giao công nghệ với phương pháp quản lý tiên tiến.

Một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư


Dự kiến trong 15 năm tới để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ độ cần huy động và sử dụng có hiệu quả khoảng 700 - 800.000tỷ đồng vốn đầu tư xã hội. Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010, đảm bảo mức tăng trưởng GDP trong khoảng 11-12%/năm, tổng vốn đầu tư xã hội trong 5 năm 2006 -2010 cần huy động khoảng 280 nghìn tỷ đồng, tức là tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cần đạt khoảng 18.8%. Vốn đầu tư trong nước cần huy động khoảng 225 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần huy động khoảng 44 nghìn tỷ đồng, vốn ODA cần thu hút khoảng 11 nghìn tỷ đồng. Để có đủ nguồn vốn này, cần tập trung vào các biện pháp cơ bản sau đây:

* Huy động vốn

Để huy động các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế, cần phải thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp: cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục đầu tư; phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ đầu tư... hình thành và phát triển thị trường tài chính, thị trường chứng khoán; mở rộng các hình thức bảo hiểm. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tự bổ sung vốn, để thu hút vốn trong dân và vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng quản lý kinh doanh, cải tiến quản lý tài chính và rà soát thường xuyên các khoản chi phí, tiết kiệm chi phí sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và tạo lòng tin của xã hội. Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp cần chủ động cập nhật thông tin, đặc biệt là thông tin về công nghệ, kỹ thuật, thị trường, hàng hoá và dịch vụ để có giải pháp đúng đắn trong quá trình đầu tư, tìm nguồn vốn đầu tư thoả đáng phù hợp với yêu cầu đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm.Các doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn áp dụng các mô hình tổ chức doanh nghiệp phù hợp với xu thế phát triển, khắc phục khuynh hướng khép kín doanh nghiệp trong phạm vi sở hữu vốn của một số người sáng lập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình thu hút vốn xã hội vào doanh nghiệp. Kiểm kê lại diện tích đất mà các doanh nghiệp dang sử dụng, tính đủ giá trị quyền sử đụng dất vào vốn và tài sản doanh nghiệp. Thực hiện khấu hao nhanh trong phạm vi pháp luật cho phép để trả nợ vốn vay và đầu tư phát triển, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư.

Đối với khu vực dân cư: Cần tạo "sân chơi" thống nhất đối với đầu tư trong nước và đầu tư của nước ngoài cũng như giữa khu vực đầu tư tư nhân và đầu tư khu vực DNNN, xoá bỏ sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, xuất nhập khẩu, khuyến khích mạnh mẽ mọi người dân và doanh nghiệp cùng đầu tư theo hình thức thích hợp. Đẩy mạnh hoạt động của thị trường chứng khoán để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân có điều kiện tham gia theo quy định của pháp luật. Xoá bỏ những thủ tục phiền hà trong đăng ký kinh doanh, không phân biệt người địa phương hay người nơi khác đến đầu tư làm ăn.

Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đây là vấn đề có tính chiến lựơc, vừa có tác dụng huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triẻn, tranh thủ khoa học công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý, vừa là quá trình thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế ngay tại Việt Nam. Để đẩy mạnh thu hút vốn FDI, cần nhanh chóng tạo ra khuôn khổ pháp luật thống nhất, môi trường vĩ mô ổn định và môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành phố; xác định rõ danh mục các lĩnh vực không được phép đầu tư ở Thủ đô. Phân loại, lập danh mục các ngành nghề, khu vực với mức khuyến khích đầu tư thích hợp về thuế tiền thuê đất, mức góp vốn và thời hạn dự án. Thực hiện mở rộng nhiều hình thức thu hút đầu tư nước ngoài tực tiếp và gián tiếp. Một trong những giải pháp quan trọng tronh những năm trước mắt để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tính chất đột phá là cần thay đổi phương pháp xúc tiến đầu tư cũng như nội dung xúc tiến đầu tư. Thông thường Thành Phố Hà Nội cũng như hầu hết các địa phương hiện nay thực hiện xúc tiến đầu tư thông qua hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Nội dung xúc tiến đầu tư tập trung vào giới thiệu đầu tư, giới thiệu các dự án đầu tư và giải đáp các câu hỏi của các nhà đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên khi tiến hành đầu tư thực sự, nhà đầu tư còn gặp những vướng mắc về địa điểm, giải phóng mặt bằng, nguồn lao động... Do đó để đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, cần phân thành các công đoạn và tập trung vào công đoạn chủ yếu. Trong đó, công đoạn đầu tiên là: thông tin về môi trường, cơ chế chính sách và dự án. Công việc trong giai đoạn này là những nội dung của việc xúc tiến đầu tư hiện nay. Nhưng thay vì lấy tổ chức hội nghị, hội thảo là chủ yếu, nên sử dụng phương thức đưa những thông tin này lên Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội và các trang Website có uy tín. Công đoạn chính của xúc tiến đầu tư trong thời kỳ mới là chuẩn bị địa điểm, mặt bằng cho các dự án đã đưa vào danh mục kêu gọi. Đây là khâu khó khăn nhất và cũng là phức tạp nhất không những đối với nhà đầu tư mà còn phức tạp đối với các ngành, các cấp của Thành Phố. Để có địa điểm phù hợp một trong những điều kiện tiên quyết là phải xây dựng được quy hoạch có chất lượng và xứng tầm. Tiếp theo là cần xây dựng cơ chế giải phóng mặt bằng kiên quyết vừa phù hợp pháp luật, vừa đảm bảo thời gian và hiệu quả. Một trong những đổi mới xúc tiến đầu tư việc thực hiệc xúc tiến đâu tư thông qua các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đã đầu tư thành công ở Hà Nội bằng các hình thức tổ chức phù hợp. Cũng cần thực hiện cải cách hành chính một cách quyết liệt hơn trong quá trình thực hiện quy trình đầu tư tiếp tục cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư, trong giải quyết các vấn đề dân sinh xã hội.

Về huy động và sử dụng vốn ODA; trong nguồn vốn ODA có hai thành phần:

Vốn hỗ trợ kỹ thuật được tài trợ không hoàn lại (dùng để hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và nhất là hỗ trợ xây dựng các quy hoạch đầu tư, chuẩn bị các nghiên cứu khả thi) và vốn vay với điều kiện ưu đãi. Những điều kiện đó đòi hỏi Hà Nội phải xây dựng quy hoạch đầu tư dùng vốn ODA, xây dựng danh mục gọi vốn ODA phù hợp với chiến lược và tận dụng được mọi đối tác, sử dụng thích hợp cho các lĩnh vực. Đồng thời, quá trình tổ chức thực hiện cần tiếp tục cải cách hành chính nhằm hài hoà thủ tục giữa quy định về đầu tư trong nước với thủ tục quốc tế thông qua điều kiện của các tổ chức cung cấp vốn ODA. Cũng cần khắc phục cả hai khuynh hướng trong huy động vốn ODA là khuynh hướng lạm dụng vốn ODA và khuynh hướng coi nhẹ nguồn vốn ODA. Từ đó các dự án ODA có thể cần được xem xét kỹ ngay từ khi hình thành ý tưởng dự án cho đến khi triển khai thực hiện và cần phải được quản lý chặt chẽ để đạt hiệu quả thiết thực, tránh gánh nặng trả nợ sau này.

* Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Vấn đề sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xét về bản chất cũng là biện pháp tăng vốn đầu tư. Tuy nhiên, nâng cao hiệu quả đầu tư không chỉ làm tăng về quy mô vốn đầu tư mà còn là biện pháp nâng cao chất lượng đầu tư, nâng cao chất lượng của nền kinh tế - xã hội. Biện pháp sử dụng vốn đầu tư đảm bảo có tính hiệu quả và vững chắc, trước hết phải đảm bảo đầu tư đúng hướng, đúng mục đích; đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm. Trong những năm tới, thành phố Hà nội cần tiếp tục đâỷ mạnh đầu tư để cải thiện các yêu cầu dân sinh bức xúc, đầu tư phát triển đô thị mới và cải tạo đô thị cũ theo hướng hiện đại, văn minh, xứng tầm khu vực và quốc tế, đầu tư để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững... Do đó trọng tâm đầu tư trong những năm tiếp theo cần tập trung phát triển nhanh những công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật khung của đô thị hiện đại theo hướng đồng bộ, đi trước một bước; đầu tư phát triển hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu xây dựng Hà Nội thành trung tâm văn hoá hàng đầu của đất nước, kế thừa và phát triển tinh hoa văn hoá của Thăng Long ngàn năm lịch sử; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế mà trọng điểm là hạ tầng kỹ thuật phát triển dịch vụ; đầu tư đổi mơi thiết bị công nghệ và đồng bộ dây truyền sản xuất. Kết hợp đầu tư mới, thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu lại các ngành dịch vụ, các ngành sản xuất với đầu tư theo chiều sâu; kết hợp với các loại quy mô đầu tư, các thành phần kinh tế trong đầu tư để vừa phát huy năng lực đang có, vừa khai thác tiềm năng lợi thế của Thủ đô. Đương nhiên, khi đầu tư mở rộng năng lực sản xuất mới cần thận trọng, tránh khuynh hướng đầu tư giàn trải, đầu tư theo phong trào.

Một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư là sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách; hướng chủ yếu đầu tư từ ngân sách là hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp thoát nước, hạ tầng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; đầu tư vào một số lĩnh vực hạ tầng xã hội quan trọng như giáo dục, đào tạo, y tế, nhưng cũng tập chung chủ yếu cho trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật; hạn chế đầu tư ngân sách trực tiếp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh (lĩnh vực này dành cho các nguồn vốn đầu tư khác), đặc biệt không sử dụng ngân sách đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh không phù hợp với thông lệ quốc tế...

Một vấn đề rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư ở Hà Nội là kết hợp đầu tư ngân sách với thực hiện xã hội hoá đầu tư. Hà Nội vừa có điều kiện, vừa cần thiết đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư thực hiện đấu thầu công khai tất cả các lĩnh vực mà trước đây vẫn đầu tư chủ yếu bằng ngân sách, vừa tạo sự công bằng trong việc cung cấp và hưởng thụ các dịch vụ công.

Nâng cao chất lượng xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thi công, nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng cũng là những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đặc biệt ở Thành phố Hà nội vấn đề giải phóng mặt bằng rất phức tạp, có ảnh hưởng đến xuất đầu tư, tiến độ đầu tư, hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy, xây dựng quy chế thống nhất, công khai, công bằng, dân chủ, minh bạch về đền bù, giải phóng mặt bằng, đơn giản hoá thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh phân cấp thực hiện giải phóng mặt bằng đồng thời có sự giám sát chặt chẽ của các ngành, các cấp là những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả đầu tư../

 

(Thanglonghanoi/Vietnam+)

Bản để in Lưu vào bookmark