08/01/2012 | 16:05:00

Bảo đảm an ninh quốc phòng của Thủ đô Hà Nội

Bảo đảm an ninh quốc phòng của Thủ đô Hà Nội - đô thị trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, không chỉ là tất yếu mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và của đất nước đồng thời đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh của Hà Nội.

Tính tất yếu và vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh trên đỉa bàn Hà Nội có cơ sở sâu xa từ vị trí chiến lược quân sự của Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử và hiện tại. Trong lịch sử thế giới. sự hình thành và phát triển của quốc đô là tất yếu và có vai trò đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đối với sự tồn tại và phát triển của cả quốc gia, dân tộc. Trên thực tế, xác lập quốc đô trước hết là xác lập trung tâm chính trị đầu não của đất nước, và sự hình thành, phát triển của một quốc gia luôn gắn liền với sự hình thành trung tâm đô thị đầu não về mọi phương diện: từ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, vị thế xã hội . . . đến cả đời sống tâm linh. Và đến lượt nó, vị trí và vai trò của quốc đô đối với quốc gia, dân tộc lại quy định tầm quan trọng chiến lược của sự nghiệp giải phóng, bảo vệ quốc đô. Sự nghiệp bảo vệ, giải phóng quốc đô liên quan trực tiếp đến sự tồn vong, phát triển của cả quốc gia, dân tộc.

Lịch sử tồn tại, phát triển của nhân loại đã phải gánh chịu nhiều cuộc chiến tranh và xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, bạo loạn, khủng bố... Và vấn đề giải phóng, bảo vệ quốc đô luôn nổi lên hàng đầu của toàn bộ sự nghiệp giải phóng, bảo vệ cũng như giữ vững sự ổn định chính trị của đất nước . Lĩnh vực tổ chức và hoạt động quân sự luôn gắn chặt với vấn đề tồn vong của cả thể chế chính trị, cho nên sự nghiệp giải phóng, bảo vệ quốc đô không chỉ là vấn đề quân sự, mà thực chất là vấn đề chính trị cực kỳ to lớn. Mọi hoạt động quân sự không hề mang giá trị tự thân, mà bao giờ cũng phục vụ cho những mục đích chính trị xác định, theo đó, thắng lợi về quân sự trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ quốc đô chỉ có ý nghĩa khi gắn với sự hình thành, phát triển, củng cố sự bền vững của thể chế chính trị mà quốc gia, dân tộc đã lựa chọn, giữ gìn những thành quả chính trị mà quốc gia, dân tộc ấy đã giành được. Hơn thế, mặc dù mọi phương diện tổ chức và hoạt động quân sự diễn ra trên các địa phương khác cũng phục vụ cho mục tiêu chính trị ấy, song nếu diễn ra tại quốc đô thì luôn có quan hệ trực tiếp đến bộ máy tối cao của thể chế chính trị như triều đình, chính phủ. . .

Giải phóng, bảo vệ quốc đô chính là trực tiếp giải phóng, bảo vệ trung tâm kinh tế - xã hội hàng đầu, tạo nên một trong những động lực mạnh mẽ nhất để giải phóng, bảo vệ đất nước. Quốc đô là trái tim của cả quốc gia dân tộc, không chỉ với ý nghĩa văn hoá vật thể, mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao tiếp sức mạnh cho cả dân tộc. Nhất là trong các cuộc chiến tranh, do nhu cầu bảo vệ bộ máy nhà nước trung ương đứng chân trên địa bàn quốc đô nên phần lớn các lực lượng vũ trang quan trọng nhất và mạnh nhất đều tập trung bảo vệ, và mọi tiềm lực quốc phòng tổng hợp cũng đều hiện hữu chủ yếu và trước hết tại đây. Kẻ thù xâm lược thường tìm cách làm tê liệt trái tim của cả dân tộc, cho nên mỗi thắng lợi trên chiến trường này vừa nhằm đánh sập ý chí xâm lược của đối phương, vừa có sức khích lệ cao nhất niềm tin chiến thắng của cả nước.

Trên thực tế, trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ đất nước, thì giải phóng và bảo vệ được quốc đô là đã hoàn thành cơ bản mục tiêu giành và giữ độc lập dân tộc do vậy luôn luôn cần và phải là sự nghiệp chung của cả quốc gia, dân tộc. Các cuộc nội chiến, chính biến, đảo chính hoặc cách mạng xã hội cũng chỉ kết thúc thắng lợi khi một bên tham dự hoàn toàn làm chủ được địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng này. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng vậy, bảo vệ quốc đô chính là bảo vệ mục tiêu trọng yếu nhất của đất nước. Chính vì vậy, vấn đề giải phóng, bảo vệ quốc đô luôn thu hút sự quan tâm từ những người lãnh đạo đất nước, các tướng lĩnh đến mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi khi quốc gia đứng trước nguy cơ chiến tranh thì toàn dân tộc dồn sức mạnh trước hết cho vấn đề bảo vệ quốc đô, hoặc nếu quốc đô tạm thời bị thất thủ thì phải dồn sức giải phóng bằng mọi giá.

Đối Với Thăng Long - Hà Nội, đây là một trong những kinh đô đầu tiên và là nơi hội tụ, toả sáng truyền thống văn hoá quân sự của dân tộc Việt Nam. Cả truyền thuyết và chính sử đã cung cấp những dữ kiện quan trọng, rằng Thăng Long xưa và Hà Nội nay không chỉ ghi đậm dấu ấn của công cuộc dựng nước lâu dài và gian khổ, mà còn ghi lại những chiến công, sự kiện tiêu biểu, anh hùng, danh nhân quân sự trong lịch sử chống ngoại xâm cửa dân tộc nói chung, lịch sử giải phóng, bảo vệ Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, Thăng Long – Hà Nội luôn luôn là nơi hội tụ, toả sáng văn hoá chính trị và văn hoá quân sự của đất nước. Từng là một trong những kinh đô đầu tiên đồng thời là quốc đô qua hầu hết các thời kỳ lịch sử, và kể cả ở những thời điểm lịch sử khi không được chọn là quốc đô, Thăng Long - Hà Nội luôn luôn là vùng đất tiêu biểu cho nền văn hiến Việt Nam. Sự nghiệp giải phóng, bảo vệ vùng đất này vẫn quyết định toàn bộ sự tồn vong của đất nước cũng như mỗi thời đại. Thăng Long - Hà Nội chống được nguy cơ đồng hoá cũng đồng nghĩa với dân tộc Đại Việt không bị đồng hoá. Chiến thắng giặc ngoại xâm tại Thăng Long - Hà Nội mang ý nghĩa quyết định đối với tiến trình và kết cục của chiến ranh giải phóng và chiến anh giữ nước của dân tộc ta. Tinh thần lịch sử ấy đã được nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh.

Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước đi đôi với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, sự nghiệp bảo vệ Thủ đô Hà Nội càng thể hiện rõ tầm quan trọng của nó. Vị trí chiến lược quân sự của Hà Nội hiện nay thể hiện trên nhiều khía cạnh cơ bản: Đó là trung tâm đầu não của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và tổng hành dinh chỉ huy, lãnh đạo các cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô xã hội chủ nghĩa. Với tư cách trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội . . . của đất nước, lại là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, Thủ đô Hà Nội trở thành vị trí nhạy cảm nhất trước mọi biến động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. . .trong và ngoài nước, liên quan đến sự mất còn của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Với tiềm lực và thế mạnh tổng hợp của mình, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là động lực cơ bản hàng đầu trong chuẩn bị và động viên tiềm lực tổng hợp của đất nước sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược kiểu mới của địch. Và nếu chiến tranh xảy ra thì Thủ đô Hà Nội luôn luôn là mục tiêu giải phóng, bảo vệ hàng đầu, có tầm quan trọng chiến lược liên quan đến sự thành - bại của chiến tranh nhân dân Việt Nam; đồng thời, Thủ đô Hà Nội cũng sẽ là pháo đài trọng yếu nhất của đất nước, ngay từ những ngày đầu và xuyên suốt cả cuộc chiến tranh.

Mỗi bước phát triển của Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cũng chính là dấu hiệu tiến lên của đất nước trên con đường “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời, Hà Nội cần và phải thực sự được nhân dân cả nước xây dựng thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục . . . Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vị trí, tầm quan trọng của Thủ đô Hà Nội đối với cả nước, cũng như sự quan tâm toàn diện của cả nước vì Hà Nội, càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Sự nghiệp bảo vệ Thủ đô Hà Nội ngày càng đóng vai trò quan trọng mang ý nghĩa quyết định đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tầm quan trọng ấy thể hiện ở chỗ: bảo vệ Thủ đô Hà Nội trước hết là bảo vệ cuộc sống lao động hoà bình, ổn định và phát triển của mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô song đó còn là trực tiếp bảo vệ Trung ương Đảng, bảo vệ bộ máy quyền lực cao nhất của Nhà nước và của toàn bộ hệ thống chính trị, bảo vệ trung tâm đầu não của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Bảo vệ Thủ đô Hà Nội có liên quan trực tiếp đến sự mất còn của chế độ chính trị, của thành quả cách mạng, đồng thời cũng chính là sự nghiệp bảo vệ trung tâm kinh tế, trung tâm văn hoá, trung tâm khoa học công nghệ và giáo dục, trung tâm quan hệ quốc tế... của cả nước. Trí tuệ khoa học và bản lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền, năng lực tổ chức quản lý nhà nước và quyền lực chính trị cao nhất của toàn dân, hiệu quả thực hành dân chủ của các tầng lớp nhân dân, sức mạnh tổng chỉ huy và các phương án tác chiến chiến lược của các lực lượng vũ trang nhân dân . . . đều kết tinh ở Thủ đô Hà Nội.

Bảo vệ Thủ đô xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới có mối quan hệ biện chứng với xây dựng Thủ đô. Bảo vệ Thủ đô là một nhiệm vụ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, diễn ra cả thời bình và cả thời chiến, bằng cả phương thức vũ trang và phương thức phi vũ trang, chống cả kẻ thù bên trong và kẻ thù bên ngoài, cho nên lại càng cần gắn liền với nhiệm vụ xây dựng Thủ đô. Sự kết hợp giữa xây dựng và bảo vệ Thủ đô diễn ra ngay từ đầu, suốt quá trình, trên tất cả các lĩnh vực: vừa bảo vệ vừa xây dựng; trong xây dựng cỏ bảo vệ, trong bảo vệ có xây dựng; bảo vệ để xây dựng và xây dựng để bảo vệ. Xây dựng Thủ đô không chỉ tạo nền tảng, cơ sở cho bảo vệ, mà còn là một phương thức cơ bản nhất của bảo vệ Thủ đô. Bảo vệ thủ đô không chỉ chuẩn bị tiềm lực mọi mặt để sẵn sàng đối phó thắng lợi với chiến tranh xâm lược, mà quan trọng hơn là ngăn ngừa không để chiến tranh xảy ra, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho xây dựng, phát triển Thủ đô. Tuy nhiên, mỗi nhiệm vụ có tính độc lập tương đối, và nhiệm vụ nào được đặt lên hàng đầu là do từng điều kiện cụ thể quy định. Quy luật thép “dựng nước đi đôi với giữ nước” của dân tộc tự nó đã toát lên tinh thần của sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng với bảo vệ Thủ đô.

Mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng và bảo vệ Thủ đô đặt ra vấn đề kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh, quốc phòng - an ninh với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện của Thủ đô. Đây là yêu cầu khách quan và là một vấn đề quan trọng không thể thiếu của chiến lược bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô. Trong tình hình mới đòi hỏi phải có kế hoạch tổng thể về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, vừa bảo đảm sự phát triển toàn diện, bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Thủ đô, vừa bảo đảm xây dựng, phát triển những tiềm lực để bảo vệ vững chắc Thủ đô cả về thế, thời và lực. Bài học kinh nghiệm về kết hợp giữa củng cố quốc phòng - an ninh với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô cho thấy không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh hay kinh tế, mà có liên quan đến tất cả các lĩnh vực khác như: xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, đổi mới và phát triển khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, xây dựng nền văn hoá, giải quyết tốt các vấn đề xã hội... Do đó, trong quá trình thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả ngắn hạn và dài hạn đều phải gắn với kế hoạch xây dựng các cụm quốc phòng - an ninh, bố trí thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân cân đối, hoàn chỉnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, kế hoạch quốc phòng - an ninh, các phương án sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Thủ đô, thế bố trí chiến lược các lực lượng vũ trang. . . đều phải tập trung ưu tiên cho việc bảo vệ sản xuất, bảo vệ các cơ sở kinh tế, chính trị khoa học, giáo dục, văn hoá. . . và tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt những vấn đề trên chính là từng bước tạo ra thế và lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, làm cho quốc phòng - an ninh luôn gắn với sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội …nhằm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên địa bàn Thủ đô.

Kết hợp nhiệm vụ quốc phòng an ninh với các nhiệm vụ phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội…của Thủ đô đang đặt ra nhiều vấn đề đối với chức năng và nhiệm vụ của hệ thống chính trị Thủ đô. Phát huy và nâng cao hiệu quả cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, cơ quan quân sự địa phương làm tham mưu trong bảo vệ Thủ đô. Thực hiện có hiệu quả của cơ chế này là tạo thuận lợi cho việc lãnh đạo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng tiềm lực cho khu vực phòng thủ ở địa phương. Về thực chất của cơ chế là nhằm tập trung tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Thủ đô đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Sự nghiệp bảo vệ Thủ đô không chỉ đòi hỏi phải xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đủ sức sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống, mà còn phải tăng cường đấu tranh chống hoạt động phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch kể cả địch lợi dụng việc khiếu kiện đông người hiện nay để kích động nhân dân thực hiện ý đồ của chúng là gây mất ổn định chính trị.

Bảo đảm an ninh - quốc phòng là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững đối với Thủ đô Hà Nội và đối với đất nước. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh. Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là quá trình nắm và điều hành bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Nhà nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội có quan hệ đến vệc giữ gìn, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội do hệ thống các cơ quan bộ máy nhà nước (lập pháp, hành pháp, tu pháp) từ Trung ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của mỗi cơ quan.

Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng hiện nay bao gồm: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dán thực hiện; lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện; thông tin tuyên truyền phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Quy định và hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách, khinh phí bảo đảm; theo dõi đôn đốc tổ chức thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện xử lý vi phạm pháp luật; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện công tác quốc phòng - an ninh. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Công tác quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh thuộc thẩm quyền và là nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các cấp. Trên cơ sở nghị quyết của cấp uỷ và Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân phải lập kế hoạch, chương trình hành động, ban hành chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo, điều hành, triển khai đến các cấp, các ngành, các đoàn thể và sơ tổng kết đánh giả kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ theo hàng năm và định kỳ. Thực tế cho thấy, trên địa bàn Hà Nội, nơi nào và cấp nào quán triệt, tổ chức thực hiện và duy trì tốt, chỉ đạo cho các cấp, các ngành, các tổ chức thuộc quyền chấp hành nghiêm túc, có hiệu quả cơ chế “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, cơ quan quân sự địa phương làm tham mưa thì nơi đó, cấp đó luôn tăng cường được sức mạnh quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, giữ vững sự ổn định chính trị. Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố và cơ quan quân sự các cấp làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền đề ra các chủ trương, nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn cho từng địa phương, cơ sở thuộc quyền, đồng thời hàng năm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương. Đây là vấn đề thuộc về chức năng, nhiệm vụ chứ không phải là một mặt công tác dân vận. Theo đó, Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố cùng cơ quan quân sự các cấp luôn chủ động mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt của các địa phương, cơ quan đơn vị nắm chắc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng trong tình hình mới. Phòng chính trị Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố chủ động xây dựng chương trình phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội địa phương hoạt động có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo triển khai các mặt hoạt động công tác đảng, công tác chinh trị trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng khu vực phòng thủ.

Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Hồng và Quyết định của Chính phủ triển khai xây dựng và quy hoạch Vùng Thủ đô. tăng cường phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã tạo điều kiện mới cho sự phát triển, đồng thời cũng đặt ra nhiều yêu cầu cao đối với Thủ đô.

Thủ đô Hà Nội đang đứng trước những cơ hội và những thách thức lớn không chỉ tác động đến sự phát triển kinh tế xã hôi, mà còn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ củng cổ, phát triển quốc phòng, an ninh. Để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, Đảng bộ, chính quyền các cấp cùng quân và dân Thành phố Hà Nội phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, tự lực, tự cường, bám sát thực tiễn, luôn luôn sáng tạo để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị văn minh, hiện đại; trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và giao lưu quốc tế của cả nước thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực.

Cơ quan quân sự Thành phố có trách nhiệm làm tham mưu đề xuất cho Đảng bộ và chính quyền Thành phố tập trung lãnh đạo quản lý, chỉ đạo gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quy hoạch củng cố khu vực phòng thủ, khu vực phòng tránh, sơ tán của từng địa phương; kiểm tra, bổ sung, hoàn chỉnh phương án, kế hoạch của các đơn vị Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, tỉnh, quận, huyện, nhất là những vùng trọng điểm của Thủ đô, cần chú ý đến các phương án, kế hoạch phòng thủ, tác chiến, trị an, chống âm mưu, - thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn chính trị cũng như các tình huống khác liên quan đến quốc phòng - an ninh. Mối quan hệ đoàn kết và phối hợp hoạt động giữa lực lượng vũ trang với các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn Thủ đô phải giải quyết được vấn đề thực chất là sự kết hợp chặt chẽ giữa chức năng của các chủ thể trong thực hiện thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô./.

(Thanglonghanoi/Vietnam+)

Bản để in Lưu vào bookmark