19/12/2012 | 09:33:00

Lễ hội phường nghề thủ công

Trong kết cấu thành thị của Thăng Long – Hà Nội, thị phần “thị” chủ yếu bao gồm dân cư buôn bán và làm nghề thủ công. Hà Nội thời Trần có 64 phố phường, còn thời Lê là 36 phố phường.

Tất nhiên ngoài các phường nghề ra thì phường còn là một đơn vị hành chinh, các phường nghề thì có phường nghề nông, nghề buôn bán (buôn có bạn bán có phường) và phường nghề thủ công. Các phường nghề hay phố nghề Hà Nội là sản phẩm của hình thái maketing từ các làng nghề thủ công ở nông thôn. Khi hình thành thành thị, do nhu cầu đời sống và kinh doanh, một bộ phận, mà thường là những gia đình thợ thủ công có tay nghề coa ở các làng nghề thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ di chuyển ra Thăng Long – Hà Nội, thành lập nên các phường nghề, phố nghề.

Theo Nguyễn Vinh Phúc, phường nghề ở Hà Nội có hai dạng, dạng biệt lập và dạng xem ghép với các phường buôn. Thí dụ, vùng Bưởi có năm phường, trong đó Bái Ân, Trích Sài là hia phường dệt lụa, gấm, Yên Thái, Hồ Khẩu là hai phường làm giấy, vòn Võng Thị là phường nấu rượu và trồng hoa. Còn các phường ở xen kẽ, như phố Hàng Tiện là dân từ Nhị Khê (Hà Tây), dân làm nghề kim hoàn, thợ bạc thì từ Trâu Khê (Hải Đông), Đồng Sâm (Thái Bình)…
 
 Do hình thái cư trú như vậy, nên một mặt những người thợ thủ công này quy tụ thành cụm cư dân, phối hợp sản xuất kinh doanh, cùng sinh hoạt xã hội và văn hóa, trong đó có việc thờ tổ nghề; mặt khác họ vẫn giữ liên hệ mật thiết với làng gốc, thông qua các quan hệ kinh tế, thân tộc và thờ cúng. Các phường, phố nghề như vậy cũng hình thành nên các đình, đền, chùa, quán, nơi sinh hoạt tâm linh của đồng bào. Thí dụ, phố Thợ Tiện có đến thờ tổ nghề ở phố Hành Hành thờ vọng ông tổ nghề tiện Nhị Khê Vọng Từ. Phố Hàng Bạc vẫn còn di tích các nghè, đình ở số nhà 42, 50, 24 của cư dân từ Trâu Khê (Bình Giang, Hải Dương), Đồng Xâm (Thái Bình), Định Công (Thanh Trì), đình thờ tổ nghề quạt ở phố Hàng Quạt, mặc dù ngày nay ở phố này và các phố lân cận không còn ai làm nghề nữa.
 
 Đối với các phường nghề, phố nghề, việc thờ tổ nghề và thờ Thành hoàng có lúc là một, nhưng cũng có trường hợp lại phân biệt. Thí dụ, ngôi đình ở phố Lò Rèn thờ Thành hoàng cũng đồng thời là tổ nghề, có nơi tổ nghề được phối thờ với Thành hoàng, như ở đình làng Đông Xã, Hồ Khẩu…Đình Lò Rèn ở số 1 phố Lò Rèn, được xây dựng từ năm 1950, kết hợp nhà ở tầng trệt, tầng hai tổ nghề. Hàng năm đều có kỵ giỗ vào dịp 22 tháng 2 và 22 tháng 8, tập hợp 31 thành viên làm nghề, nay đang có cơ hội kết nạp thêm các hội viên mới.
 
 Nếu như nhiều phố nghề, phường nghề thủ công ở nội đô dần dần bị suy giảm, thì một số làng nghề, phường nghề ở vùng ven đô, ngoại đô vẫn có cơ hội phát triển trong môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thí dụ làng nghề gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xã, nghề dệt Triều Khúc…Nếu như Ngũ Xã, Triều Khúc có tổ nghề, nơi thờ phụng và lễ hội hằng năm thì tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng, tuy nghề rất thịnh đạt, nhưng lại không thờ vị tổ nghề và nghi lễ riêng, mà ngày hội cúng thánh hoàng cũng là ngày lễ hội của nghề./.

(Cẩm nang tri thức Thăng Long/Vietnam+)

Bản để in Lưu vào bookmark