17/11/2012 | 22:45:00

Một số nghi lễ và phong tục trong lễ hội ở Hà Nội

Có thể nhìn nhận lễ hội như là một hình thức đại diễn xướng, trong mỗi nghi lễ, phong tục như là các diễn xướng và trò diễn nhỏ hơn. Lâu nay các nhà nghiên cứu Việt Nam coi diễn xướng là một tổ hợp gồm diễn,tức các hành động và xướng, tức là lời nói (nói, hát, âm thanh). Đây là các duy danh định nghĩa mang tính diễn giải. Còn các nhà nghiên cứu nước ngoài thì quan niệm diễn xướng (performance) là một tổ hợp các hành động của con người mang tính thông tin, trong đó mỗi động tác, lời nói, hình khối, màu sắc, âm thanh đều truyền đạt một thông tin nào đó. Trong lễ hội, kể cả trong phần lễ và phần hội các thông tin này thường thể hiện dưới dạng các biểu tượng, biểu trưng, mà đặc điểm của các biểu tượng hay biểu trưng là vừa phô bày lại vừa ẩn dấu một cái gì đó mà nó muốn truyền đạt, điều đó làm tăng phần thiêng liêng và huyền bí của lễ hội. Thí dụ hình tượng cướp Hoa tre trong hội Dóng, múa mặt nạ, mà là con số 13 mặt nạ trong lễ hội Ôi Lỗi…
 
 a) Cúng tế là một nghi thức quan trọng hàng đầu của bất cứ một lễ hội nào. Mở đầu và kết thúc bất cứ lễ hội nào đều có nghi thức cúng. Mở đầu là cúng cao yết thỉnh thần về đền, mà trước đó ngôi đình, đền đã làm thủ tục mở cửa, mộc dục (lau rửa) các đồ cúng lễ, chuẩn bị cho ngày đại lễ hôm sau và ngày cuối cùng, ngày rã hội, đóng cửa đình, đền. Thời gian hội tùy theo từng nơi, tùy theo hội chính hay hội lệ mà kéo dài ngày hay ngắn ngày, ít nhất 3 ngày, dài tới 12 ngày. Hiện nay, theo quy ước mở hội do nhà nước quy định thì lễ hội rút ngắn chỉ còn lại 3 ngày, trong đó ngày thứ hai là ngày chính hội.
 
 Trong ngày chính hội, có hai nghi thức quan trọng nhất là tế và rước. Tế là một hình thức diễn xướng mang tính nghi lễ. Tế thường vào ngày chính hội với nghi thức rất trang trọng, kéo dài, phân thành các tuần lễ khác nhau, như tuần dâng hương, tuần dâng hoa, tuần dâng rượu, tuần dâng trà…Nay rút gọn nhất cũng phải qua ba tuần tế: hương, hoa, rượu. Tế là nghi thức tưởng niệm, tôn vinh thần linh với ngôn ngữ, ăn mặc, đi đứng, điệu bộ khác thường, mà hình thức hiện tại của nó là mô phỏng phong cách cung đình Huế thế kỉ XVIII – XIX. Như vậy, cùng với việc phong thần của triều đình phong kiến (mà các sắc phong hiện lưu giữ sớm nhất từ thời Hậu Lê) đối với các thần linh ở làng xã với các thứ hạng : Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần Hạ đẳng thần và viejc du nhập thể thức nghi lễ triều đình đối với các cuộc tế lễ, chừng nào đó triều đình phong kiến đã cung đình hóa đời sống nghi lễ ở đô thị và nông thôn.
 
 Xưa kia, không phải ở đền miếu nào cũng có tế nữ quan, mà chủ yếu là ở các đền miếu thờ nữ thần, thờ Mẫu, như ở đền Đồng Nhân thờ Hai Bà thì mới có tế nữ quan. Mấy thập kỉ gần đây, tế nữ quan đã trở thành phổ biến, thậm chí ở một số đình thờ Thành hoàng làng cũng tế nữ quan. Điều này có thể cắt nghĩa từ thực tế biến đổi xã hội theo hướng nam nữ bình quyền, đấy là chưa kể đội tế nữ quan với lễ phục đẹp, màu sắc phong phú cũng làm cho không khí lễ hội thêm tưng bừng mà không kém đi phần uy nghi.
 
 Đã có lúc người ta bàn tới việc có nên duy trì nghi thức tế mang đậm ính cung đình phong kiến này nữa hay không. Nếu xóa bỏ nó thì thay vào bằng cái gì để nó có thể biểu đạt được sự tôn vinh của cộng đồng với thần linh và ước vọng được thần linh che chở, phù hộ độ trì.
 
 Rước cũng là một diễn xướng nghi lễ có ở nhiều lễ hội, nhất là vào dịp chính hội, thể hiện sự nghênh tiếp thần linh, phô diễn sức mạnh cộng đồng. Thường thì rước là màn trình diễn rất ngoạn mục vừa mang tính trang nghiêm lại vừa rất sôi động, thu hút sự tam gia của toàn thể cộng đồng với các nghi trượng tiêu biểu như cờ, kiệu, lẽ vật dâng cúng, chiêng, trông, các hình rồng, sư tử, quân lính…và dàn nhạc bát âm. Tùy theo các di tích thờ cúng là đền, đình hay chùa, đặc tính của các vị thần linh mà đám rước mang các sắc thái khác nhau. Thí dụ, trong các lễ hội ở đền, phủ của đạo Mẫu thường tổ chức rước Mẫu từ đền phủ lên chùa, tái hiện sự tích quy y của Mẫu Liễu Hạnh đối với Phật Bà Quan Âm. Còn đám rước ở hội gióng thì lại từ đền thờ ông Gióng ra đền giếng của Quốc Mâu (mẹ Gióng) với nghi thức lấy nước từ giếng Mẹ về rửa khí giới của Gióng trước khi ra trận. Đám rước trong lễ hội làng Triều Khúc (Thanh Trì) thì từ đình sắc đến đình cả và thông qua diễn xướng chạy cờ nhằm tái hiện cuộc tập trận của Bố Cái Đại Vương chuẩn bị tiến đánh quân Hán ở thành Đại La…
 
 Rước là màn đại diễn xướng, trong đó vừa mang tính nghi lễ trang nghiêm, lại vừa mang tính vui nhộn, náo động với các điệu múa sư tử, múa lân, múa xinh tiền, múa con đĩ đánh bồng (Triều Khúc), các màn mua mặt nạ (làng Ổi Lỗi), đặc biệt là hiện tượng kiệu bay (đảo kiệu). Hiện tượng kiệu bay trong đám rước ít thấy trong các lễ hội ở nội thành, chủ yếu là do hạn chế không gian đám rước mà thường thấy ở các dám rước ở ngoại thành, như lễ hội lang Giá, Triều Khúc, Ngọc Hồi. Trong tâm thức dân gian, kiệu bay như là sự giáng thần trong đám rước nói riêng và lễ hội nói chung, khiến cho cuộc lễ tăng phần linh thiêng. Còn các nhà ngoại cảm và thôi miên thì quan niệm rằng trạng thái tâm lí đặc biệt của những người khiêng kiệu trong đám rước thần khiến cho hộ có thể rơi vào trạng thái thôi miên tập thể.
 
 Diễn xướng sự tích là một nghi thức đặc biệt và độc đáo của lễ hội, nó nhằm tái hiện sự tích và nét đặc trưng nhất của mỗi vị thần linh. Nhiều khi diễn xướng này mang tính chất là một tục hèm của thần linh, nên phải diễn ra trong màn đêm và trong phạm vi người tham gia trong nội bộ cộng đồng. Có thể kể đến diễn xướng tiêu biểu của hội Gióng là ba trận đánh giặc Ân của quân Gióng. Trong hội làng Gióng, tái hiện sự tích này, ông hiệu cờ, hiện thân của Gióng, phất cờ đá tung ba chiếc bát úp trên ba chiếc chiếu, biểu tượng cho đồi núi và cánh đồng, thể hiện sức mạnh vô địch của Gióng trước kẻ thù. Diễn xướng chạy cờ trong lễ hội làng Triều Khúc nhằm tái hiện lại sự tích Phùng Hưng luyện quân chuẩn bị đánh vào thành Đại La…Các trò diễn trình nghề (ở nhiều lễ hội) như: múa hát Ảo Lao (hội Gióng) , thi cày kén rể (hội Đường yên), mú giảo long, đánh cá thờ (hội Lệ Mật), múa “cởi vú mo” (Sóc Sơn), thi nấu cơm, mổ gà, láy nước (hội Lương Quy), cướp cầu (hội Xuân Dục)…
 
 Diễn xướng thi tài thường diễn ra ở các lễ hội mùa xuân, như bơi trải, vật, võ, kéo co, chơi đu, múa rồng…Các hình thức thi tài này không phải hoàn toàn không có liên quan gì tới sự tích các vị thần linh. Thí dụ, tục đua thuyền trong lễ hội làng Đăm là găn với sự tích vị thần hoàng làng, đã tạo nên sắc thái riêng của lễ hội làng này “bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy”…Độc đáo hơn là các cuộc thi tài về chế biến các sản phẩm nông nghiệp để dâng thần, như nuôi lơn thờ, thi cỗ xôi gà. Hội làng Phú Mỹ (Kiều Mai, Từ Liêm) có tục thi cây xôi, hội làng tó thi cơm nắm muối vừng, hội đền Kim Liên thi cỗ bảy tầng…
 
 Các hinh thức diễn xướng mang tính vui chơi giải trí gồm có nhiều loại, như hát đối đáp nam nữ, các trò chơi dân gian: đánh cờ người, chơi quay, thả diều, chơi đu…Cũng cần nói thêm rằng các trò dieenxn ày không thuần túy là vui chơi giải trí mà ít nhiều gắn với đặc tính địa phương, với thần linh, do vậy, nó mang tính phong tục, tính thiêng.
 
 Cả lễ hội là mọt đại diễn xướng trong đó bao gồm nhiều loại diễn xướng to nhỏ khác nhau, tuy nhiên chúng kết hợp theo một trình tự và cấu trúc chặt chẽ, không dễ thay đổi một cách tùy tiện như hiện nay ở một số lễ hội. Thường là, diễn xướng nghi lễ (lễ, tế, rước) giữ via trò chủ đạo trong mọi lễ hội, nó diễn ra ở ngày mở đầu, kết thúc lễ hội và ngày chính hội. Do vậy, lẽ hội ít nhất cũng phải diễn ra trong ba ngày. Lễ tế và rước bao giờ cũng diễn ra vào ngày chính hội. Trong một số trường hợp các hình thức diễn xướng sự tích, thi tài, vui chơi giải trí diễn ra đồng thời hay diễn ra sau các diễn xướng nghi lễ.
 
 Từ xa xưa quy trình này của lễ hội đã trở thành khuôn mẫu, mô thức định sẵn, không thể tùy tiện làm trái. Gần đây, trong giới quản lý và tổ chức lễ hội đặt ra cái gọi là “kịch bản lễ họi”, tùy tiện đưa các yếu tố mới vào, phá vỡ các khuôn mẫu, mô thứ truyền thống, tạo ra sự lộn xộn trong tổ chức lễ hội, làm suy giảm tính thiêng liêng của lễ hội, thậm chí xâm phạm quyền thực hiện các nhu cầu cúng lễ của người dân./.

(Cẩm nang tri thức Thăng Long/Vietnam+)

Bản để in Lưu vào bookmark