Album: Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long-Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (thế kỷ VII) đến nay. Trong ảnh: cổng Đoan Môn, cửa chính đi vào Hoàng thành. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Do Đoan Môn có ba tầng, tầng một mở năm cửa nên còn có tên là Ngũ Môn. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Sắc hoa Đà Lạt rực rỡ dưới chân Hoàng thành đón chào du khách trong dịp mở cửa đầu tiên nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Trước Đoan Môn là cột cờ Hà Nội. Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội xây dựng năm 1805, hoàn thành năm 1812. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Đằng sau Đoan Môn là sân Long Trì (thềm rồng) hoặc Đan Trì (thềm đỏ) và điện Kính Thiên, nơi các quan tâu bày công việc và vua quyết định những việc chủ yếu của đất nước. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Điện Kính Thiên xây năm 1428, nay chỉ còn phần nền đá do Pháp phá hủy điện vào thế kỷ 19, đây chính là trái tim của thành Hà Nội và được các chuyên gia sử học nhận định là tuyệt điểm huyệt đạo của kinh thành Thăng Long xưa hay long đỗ tức "rốn rồng." (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Đằng sau điện Kính Thiên có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ. Trong ảnh: Hậu Lâu hay Lầu Công chúa. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long còn có nhà di tích D67, nơi Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam. Trong ảnh: phòng họp Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Trong Nhà D67 còn có phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Cũng nằm trong khu di tích thành cổ Hà Nội, còn có khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, nơi "trung tâm của trung tâm" quần thể di sản văn hóa Thế giới. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Toàn cảnh khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu được khảo cổ và phát lộ năm 2002 khi tiến hành khảo cổ trước khi xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình. Tại khu khảo cổ này nhiều lớp tầng văn hóa kiến trúc xếp tầng lên nhau của các triều đại kéo dài suốt 12 thế kỷ từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX đã phát lộ. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Tại khu khảo cổ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều loại gạch khác nhau để xây điện đài, cung điện. Mỗi một loại gạch tương ứng với các triều đại khác nhau. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Chân đá kê cột cung điện thời Lý. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Tượng đầu chim phượng và lá đề trang trí đôi chim phượng dùng để trang trí mái cung điện thời Lý. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Rãnh thoát nước và giếng cổ. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Một chi tiết trang trí trên mái nhà cung điện cổ được đặt ngay trên nền khu khảo cổ để du khách tham quan. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Một giếng cổ còn đầy nước. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

Khám phá Hoàng thành Thăng Long

Toàn cảnh bên trong khu vực khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: V.Đức/Vietnam+)

09/05/2022 11:26

Khám phá Bảo tàng Văn học Việt Nam trên đường Âu Cơ

Đi dạo một vòng quanh Bảo tàng Văn học Việt Nam có lẽ nhiều du khách sẽ phải đặt câu hỏi tại sao không khám phá nơi này sớm hơn.

20/07/2021 07:03

Nhà hát truyền hình sẽ là hướng đi mới cho nghệ thuật biểu diễn 4.0

Nhà hát Tuồng Việt Nam và Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc là hai đơn vị được lựa chọn đầu tiên để triển khai hình thức Nhà hát truyền hình, Nhà hát online.

13/04/2021 09:48

Nâng sức cạnh tranh, tăng hiện diện của hàng Việt ở thị trường nội địa

Nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".